Bệnh chlamydia: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh hoa liễu) khá phổ biến hiện nay.

Vi khuẩn chlamydia
Hình ảnh: Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis

1. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia

1.1 Tác nhân gây bệnh là Chlamydia Trachomatis ( C.T)

Đây là loại vi khuẩn Gram âm (-) ký sinh nội bào bắt buộc có chứa DNA và RNAphát triển qua hai hình thái giai đoạn ngoại bào và nội bào.

– Thể cơ bản ( Elementary body- EB ) chịu được đã sống ngoại bào , bám vào mặt ngoài tế bào cảm thụ nhờ tác dụng thực bào vật chủ mà EB xâm nhập vào trong tế bào và biến thành thể lưới .

– Thể lưới ( Reticulate body ) ( RB ) RB liên tiếp phân đôi trong tế bào chủ, các tế bào con lại phân hoá thành các EB nhỏ . khi tế bào chủ bị phá vỡ các EB được giải phóng sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác,

Chlamydia Trachomatis có 15 loại

L1, L2,L3 gây bệnh hột xoài ( Nicolas- favre ) Lymphogranulomavenerien( LGV)

A ,B, B1, C gây bệnh mắt hột.

D,E,F,H,I,J,K gây viêm kết mạc, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung , viêm vòi trúng viêm trực tràng, viêm mào tinh, viêm phổi sơ sinh.

1.2 Con đường lây nhiễm Chlamydia

Lây truyền qua đường tình dục với người bị bệnh , lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.

2. Triệu chứng bệnh Chlamydia Trachomatis

2.1 Triệu chứng bệnh chlamydia ở nam giới

Chlamydia là tác nhân chính gây viêm niệu đạo không do lậu ( Non gonococcal urethritis- N.G.U) – 30 – 60% N.G.U là do C.T. viêm niệu đạo do lậu thường có kèm theo  Chlamydia ( 35 – 90 % )

– Viêm niệu  đạo do C.T. ở nam giới  75% số ca có triệu chứng lâm sàng . Các triệu chứng thường gặp , nhất là tiết dịch niệu đạo, đái khó, dấu hiệu viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến. Triệu chứng lâm sàng tương tự bệnh lậu nhưng xuất hiện chậm hơn và triệu chứng nhẹ hơn , ủ bệnh 7-21 ngày .

– Viêm niệu đạo sau lậu 70 – 80% là do Chlamydia.

– Viêm mào tinh hoàn do C.T. đau phù nề 1 bên bìu , sốt, kèm theo viêm niệu đạo hoặc viêm mào tinh hoàn đơn thuần.

– Viêm trực tràng do C.T. ( Chlamydia   Proctitis ) do giao hợp đồng giới nam, 50% có biểu hiện đau hậu môn trực tràng, ra máu, dịch nhày và ỉa lỏng.

2.2 Triệu chứng bệnh chlamydia ở nữ giới:

Nhiễm C.T. viêm sinh dục nữ  có triệu chứng lâm sàng chiếm 30% số ca. Biểu hiện lâm sàng gồm viêm cổ tử cung mủ nhày , tiết dịch mủ âm đạo , đau bụng dưới, ra máu sau giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt, đái buốt đái khó, và bệnh viêm chậu hông ( Pelvic inflammatory dísease – PID )

– Viêm cổ tử cung ( Cervicitis ) 30 – 50% không có biểu hiện lâm sàng – các trường hợp có biểu hiện lâm sàng thấy : cổ tử cung  tiết dịch mủ nhày hoặc dịch trong, ra máu sau giao hợp chảy máu lốm đốm cả vùng xung quanh.

Lộ tuyến phì đại phù nề xung huyết cổ tử cung Swab test dương tính ( test quệt ) tăm bông quệt vào tử cung  có dịch tiết màu vàng, nhuộm > 30 bạch cầu / vi trường dầu . Nhuộm gram dịch tiết cổ tử cung thấy > 10 bạch cầu / trên 1 vi trường

– Viêm niệu đạo

Tiết dịch niệu đạo

Lỗ niệu đạo đỏ phù nề , đái khó, đái  dắt

Kèm có tiết dịch cổ tử cung, có viêm cổ tử cung gợi ý là viêm niệu đạo do C.T

– Viêm tuyến Bartholine –  Tuyến Bartholine có mủ , có khi kết hợp với lậu

– Viêm nội mạc tử cung

– Viêm vòi trứng triệu chứng nghèo nàn có thể dẫn đến hậu quả là chửa ngoài tử cung, vô sinh.

– Bệnh viêm chậu hông ( PID ) là biến chứng nặng của nhiễm C.T đường niệu sinh dục – Phổ lâm sàng đa dạng gồm:

Viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm phúc mạc chậu hông, viêm quanh ruột thừa , viêm quanh gan.

Chẩn đoán dựa lâm sàng và xét nghiệm không chính xác nên dùng nội soi sinh thiết nội mạc tử cung, siêu âm, MRI ( Magnetic resonance imaging )

Về lâm sàng chú ý biểu hiện đau bụng dưới , đau phần phụ hai bên, đau khi cử động cổ tử cung mà không có dấu hiệu của có thai hay viêm ruột thừa cấp.

– Viêm quanh gan ( perihepatitis ) – hội chứng Fit3 – hugh – Curtis – từ cổ tử cung  Chlamydia tới nội mạc tử cung rồi vòi trứng và lan tới cơ hoành phải gây nên viêm quanh gan nhưng không viêm nhu mô gan – về lâm sàng đau nhói vùng thấp bờ sườn phải, cần tránh nhầm viêm túi mật và viêm màng phổi.

Biến chứng Chlamydia ở nữ : chửa ngoài tử cung 9%- PID 18% – vô sinh  14 -20%

2.3 Nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh

Lây khi cuộc đẻ đi qua sinh dục mẹ bị Chlamydia:

+ Viêm phổi do Chlamydia ở trẻ sơ sinh thường không sốt, ho giả ho gà và có đờm nhầy, Xquang thấy thâm nhiễm kẽ đối xứng, xét nghiệm tăng bạch ái toan, tăng gammaglobulin huyết , kháng thể IgM với Chlamydia – Xuất hiện 1 – 3 tháng sau khi chào đời, ho, thở nhanh, phổi có rales.

– Viêm kết mạc : Viêm kết mạc xuất hiện trong vòng 5 – 15 ngày và thường bị 1 bên, bờ mi phù viêm có mủ, kết mạc đỏ tấy.

Xem nội dung qua video:

3. Xét nghiệm chlamydia

Để chẩn đoán làm các xét nhiệm sau:

– Nuôi cấy      70 – 80%      đặc hiệu > 99%

– Kháng thể huỳnh quang trực tiếp ( DFA ) độ nhạy 65 – 70%

– Phương pháp miễn dịch men ( EIA ) 50 – 65% ) > đặc hiệu 95 %

– Phản ứng chuỗi Polymerase ( PCR )  và ligase chain reaction ( LCR ) độ nhạy 60-70 %. Độ đặc hiệu 95%.

Huyết thanh học Micro immuno fluorescene ( MIF )

Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA)

NAATs xét nghiệm khuyếch đại Nucleic acid. bệnh phẩm và có thể dùng nước tiểu độ nhạy 85 – 90% độ đặc hiệu 98%

4. Điều trị bệnh chlamydia

4.1 Điều trị bằng kháng sinh:

Tetracyclin hoặc Macrolidis 500mg 4 viên/ngày x 14 ngày

Doxycyclin 100mg 2 viên / ngày x 7 – 10 ngày

Azithromycin 1g liều duy nhất.

Với PID và viêm quanh gan do Chlamydia điều trị mạnh hơn là cần thiết.

4.2 Điều trị bằng thuốc đông y

Với sự kế thừa tinh hoa của nền YHCT và sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh Chlamydia có thể điều trị được bằng bài thuốc đông y phù hợp. 

Bệnh nhân có thể tham khảo cách chữa tại đây: Chữa bệnh Chlamydia tại nhà bằng Đông y Gia Truyền

Kết luận: Khi nghi ngờ mắc bệnh chlamydia, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám hoặc điều trị.


LICHDAIPHU

Vui lòng like & chia sẻ nếu hữu ích!
follow subscribe0

BENHLAU.COM.VN

Related Posts