Viêm mào tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bằng đông y

Rate this post

Viêm mào tinh hoàn là bệnh thường gặp ở nam giới, phần lớn là biến chứng của các bệnh viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh nang. Đặc điểm lâm sàng thường có mào tinh hoàn sưng to, vùng thắt lưng và bụng dưới đau.

viem-mao-tinh-hoan
(Chứng viêm mào tinh hoàn cấp tính, viêm mào tinh hoàn mạn tính và loại đặc dị viêm mào tinh hoàn)

Có thể gặp các chứng viêm mào tinh hoàn cấp tính, viêm mào tinh hoàn mạn tính và loại đặc dị viêm mào tinh hoàn (lao mào tinh hoàn và cảm nhiễm vi khuẩn Brucella). Đông y thường quy bệnh này vào các chứng tử ung, sán khí và tử thống, thường gặp các thể bệnh hạ tiêu thấp nhiệt, cảm thụ hàn thấp, lao thương ẩm thực, can khí uất kết.

1. Viêm mào tinh hoàn cấp tính (Hạ tiêu thấp nhiệt)

Nguyên nhân:

Trước đây có viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, tập quán sinh hoạt không lành mạnh dễ sinh bệnh. Phần lớn thuộc chứng viêm mào tinh hoàn cấp.

Triệu chứng chủ yếu:

Mào tinh hoàn đau tức nhiều, thường xuyên đau bụng dưới và vùng chậu, đau xuyên bụng dưới và vùng chậu, da bìu dái đỏ hồng, ấn vào đau nóng nhiều, sốt cao gai rét, đau đầu mồm khát, nước tiểu vàng đỏ, mạch huyên sác, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy.

Phép trị:

Thanh lợi thấp nhiệt sơ tiết quyết âm

Bài thuốc:

Long đởm tả can thang gia giảm (long đởm thảo, sài hồ, mộc thông, sơn chi, hoàng cầm, xa tiền tử, trạch tả, đương quy, sinh địa, quất hạch, diên hồ sách).

2. Viêm mào tinh hoàn mạn tính (can khí uất kết)

Nguyên nhân:

Tính tình nóng nảy dễ sinh tức giận, hay lo mắc bệnh can khí uất sinh khí trệ can mạch, kết tại âm bộ, khí cơ không thông sinh bệnh.

Triệu chứng chủ yếu:

Tinh hoàn đau âm ỉ, sắc da không thay đổi cũng không nóng sốt mà có cảm giác trụy nặng nề, có kết cục đầu mào tinh hoàn, đau nhẹ xuyên đến bụng dưới và phần đùi cùng bên, mạch huyền tế, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng, phẩn lớn vào giai đoạn bệnh mạn tính.

Phép trị:

Sơ tiết quyết âm, thanh lợi thấp nhiệt.

Bài thuốc:

Quất hạch thang gia giảm (quất hạch, xuyên luyện tử, huyền hồ sách, xích thược, trạch tả, xa tiền tử, thanh bì, trần bì, sài hồ, cam thảo, mã tiền thảo).

3. Lao mào tinh hoàn (Can thận âm hư)

Nguyên nhân:

Can thận âm hư, kinh lạc hư rổng, đàm thấp xâm kích, ngưng tụ tại thận tử (hòn dái) sinh bệnh.

Triệu chứng chủ yếu: 

Bệnh khởi từ từ, bệnh nhiều ở thanh tráng niên, mào tinh hoàn sưng to dần sờ thấy hòn cứng, có cảm giác đau tức, bìu dái không nóng không đỏ, thường sau vài tháng hoặc vài năm, tinh hoàn dính với da âm nang, sắc da trở thành đỏ thâm, có mủ vỡ mủ chảy thành dịch loãng kết cứng khó tiêu hình thành dò (fistule) lâu ngày khó khỏi, thường không có triệu chứng toàn thân rõ rệt hoặc chỉ sụt cân, mệt mỏi.

Phép trị:

Sơ kỳ tư âm trừ thấp hóa đàm thông lạc

Bài thuốc chữa:

Tư âm trừ thấp thang gia giảm (thục địa, đương quy, bạch thược, quất hạch, hoàng cầm, địa cốt bì, bán hạ, trần bì, trạch tả).

4. Chứng mào tinh hoàn uất tích (thấp trọc ứ trệ)

Nguyên nhân: 

Sau khi thắt dây tinh hoàn, thấp nhiệt và tinh trọc tích tủ tại mào tinh hoàn sinh bệnh.

Triệu chứng chủ yếu:

Sau khi thắt dây tinh, mào tinh hoàn 2 bên sưng to sờ đau, dây tinh thô, vùng xương cùng đau tức, đau tăng sau lúc làm tình và lao động mệt.

Phép trị:

Hành khí hóa ứ chỉ thống

Bài thuốc chữa:

Gia vị kim linh tử tán

Huyền hồ sách, uất kim, xuyên luyện tử, hương phụ, tiểu hồi hương, ô dược, ngô thù, mộc hương, đinh hương, hoàng kỳ, thăng ma, kim ngân hoa, bồ công anh, trạch tả, xa tiền tử.

5. Mào tinh hoàn, tinh hoàn viêm cấp tính (nhiệt độc uẩn kết)

Nguyên nhân: 

Vốn thích ăn nhiều chất cay nóng, thấp nhiệt nội uẩn, cảm nhiễm thời tà, ủng trệ can kinh hạ chú sinh tử ung.

Triệu chứng chủ yếu:

Phát bệnh nhanh, tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng đau, sờ vào đau nhiều, xuyên sang hai bên bẹn và bụng dưới, nặng thì bìu dái sưng nóng đỏ đau, kèm theo sốt sợ lạnh, đầu mình đau, mạch huyền tế sác, lưỡi đỏ rêu vàng nhầy.

Phép chữa:

Thanh nhiệt giải độc tiêu thũng chỉ thống

Bài thuốc chữa:

Ngũ thần thang hợp hoàng liên giải độc thang gia giảm.

Thổ phục linh, xa tiền tử, ngân hoa, địa đinh, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử, xích thược, đơn bì, sinh địa

6. Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn mạn tính (đàm ứ lưu trệ)

Nguyên nhân:

Tình chí không toại nguyện, can khí uất kết, đàm nhiệt ứ trọc tụ tại tinh hoàn, mào tinh hoàn sinh bệnh.

Triệu chứng chủ yếu:

Bệnh phát từ từ, tinh hoàn to dần, đau nhẹ, bệnh kéo dài, bìu dái đau âm ỉ hoặc có lúc đau tức, đầu đuôi mào tinh hoàn đều có hòn cục, đau xuyên đến bẹn kèm theo ngực sườn đau tức, bứt rứt dễ cáu gắt, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch huyền tế.

Phép chữa:

Sơ can thanh nhiệt, hóa ứ tán kết.

Bài thuốc:

Đào hồng tiêu dao tán gia giảm (đào nhân, hồng hoa, đương quy, xích bạch thược, sài hồ, phục linh, cam thảo, đơn bì, chi tử, sinh địa, hoàng bá, bồ công anh, huyền hồ sách).

Trên đây là toàn bộ nội dung về bệnh viêm mào tinh hoàn theo quan điểm đông y, để được điều trị bệnh nhân cần có sự hướng dẫn của y bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các bài thuốc trên, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nếu cần tư vấn về bệnh viêm mào tinh hoàn, vui lòng liên hệ với tôi theo số máy: 0911.333.115/ Call/ SMS/ Zalo/ Telegram.


LichDaiPhu

Vui lòng like & chia sẻ nếu hữu ích!
follow subscribe0

BENHLAU.COM.VN

Related Posts