Bệnh lậu mắt rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt khác dẫn đến tình trạng chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng. Chính vì vậy, bệnh lậu mắt rất nguy hiểm, có thể gây mù lòa cho người bệnh. Hãy cùng benhlau.com.vn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lậu mắt nhé.
1. Bệnh lậu mắt là gì?
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra chủ yếu ở bộ phận sinh dục nam và nữ, lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục. Gọi là bệnh lậu mắt bởi bệnh lậu khu trú tại mắt và gây tổn thương cho mắt của người bệnh.
Mắt người cũng là vị trí vô cùng thuận lợi cho lậu cầu khuẩn phát triển. Bởi vì mắt của chúng ta luôn có độ ẩm nhất định mới có thể đảm bảo hoạt động của mắt được bình thường. Mà lậu cầu khuẩn lại rất ưa thích những môi trường ẩm ướt như vậy.
2. Nguyên nhân gây bệnh lậu mắt
Bệnh lậu ở mắt có rất nhiều con đường lây nhiễm. Thường thì chỉ cần vi khuẩn lậu có cơ hội tiếp xúc với niêm mạc mắt là khả năng nhiễm bệnh đã rất cao. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh lậu ở mắt bao gồm:
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh lậu vào mắt khi người mẹ sinh thường
- Tay của người bệnh dính vi khuẩn lậu sau đó đưa tay lên để dụi mắt.
- Dùng chung khăn với người mắc bệnh lậu để lau mặt.
- Dùng chung các vật dụng như kẹp nhỏ mi mắt với người mắc bệnh lậu.
- Không may để dịch mủ người bị bệnh lậu dính vào mắt.
3. Triệu chứng bệnh lậu mắt
Thông thường thì những triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào mắt có thể thể kể đến như:
- Thị lực bệnh nhân yếu dần, không nhìn rõ mọi vật.
- Mắt có dấu hiệu sưng đỏ, xuất hiện các vết loét hình tròn nông ở phần niêm mạc.
- Mắt chảy mủ trắng hoặc vàng có mùi hôi, sáng dậy mắt có thể đóng gỉ, rất khó chịu.
- Cơ thể sốt nhẹ, mệt mỏi.
- Triệu chứng bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong vòng 24 giờ sau đẻ với các biểu hiện: Mắt không mở được, mở khó, mắt đỏ lên, viêm tấy và đau. Mí mắt sưng to và chảy dịch mủ ở hai bên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa cho trẻ nhỏ.
4. Cách phòng ngừa bệnh lậu mắt
Tuyệt đối không để dịch, mủ của người mang bệnh lậu dính lên mắt
Các cặp vợ chồng nên khám sàng lọc trước khi mang thai và trong thai kỳ. Nếu trong thai kỳ bị nhiễm bệnh lậu cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh trường hợp sinh thường lây bệnh lậu vào mắt trẻ nhỏ.
Đề phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ vài giọt dung dịch nitrat bạc 1% vào mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Việc phòng tốt nhất là phát hiện bệnh lậu ở tất cả phụ nữ có thai một cách có hệ thống để tiến hành điều trị kịp thời.
5. Cách điều trị bệnh lậu mắt
Khi có các triệu chứng bệnh lậu ở mắt như trên thì điều đầu tiên bạn cần làm là phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra kịp thời. Bởi bệnh lậu chỉ có thể phát hiện ra bằng những xét nghiệm chuyên khoa và bệnh cũng phải được đánh giá tình trạng trước khi tiến hành điều trị.
Các bác sĩ lưu ý bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi lớp niêm mạc mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu sử dụng không đúng thuốc gây nên tình trạng dị ứng thì mắt rất dễ bị tổn thương và có thể dẫn đến mù lòa.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh lậu ở mắt chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc nào và sử dụng ra sao cần phải được sự chỉ định cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc này thường cả ở dạng uống hoặc dạng nhỏ, thuốc mỡ bôi tùy vào tình trạng bệnh nhân.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với tôi theo thông tin bên dưới. Tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn!
LichDaiPhu
Xem thêm: https://benhlau.com.vn/trieu-chung-benh-lau-o-nam-gioi/