Bệnh lậu lây qua đường nào? 7 con đường lây nhiễm của bệnh lậu

Rate this post
benh-lau-lay-qua-duong-nao-2
(Bệnh lậu lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người…)

Bệnh lậu lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người khi phát hiện ra mình mắc bệnh với các triệu chứng như tiểu rát buốt, chảy mủ trắng, vàng, xanh ở nam giới, ra nhiều khí hư, quan hệ đau rát ở nữ giới…Bạn đang băn khoăn không biết mình bị lây bệnh từ đâu, cùng tìm hiểu qua các con đường lây nhiễm của bệnh lậu dưới đây nhé.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Khi cơ thể khỏe mạnh, không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì thì chắc cũng không ai tìm hiểu về vấn đề bệnh lậu lây qua đường nào. Cho đến khi bạn biết mình đã bị nhiễm bệnh lậu hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh lậu, nhưng không biết bị lây nhiễm qua con đường nào thì mới dò la tìm hiểu. Lưu ý rằng, đây là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh lậu. Dưới đây là 6 con đường lây nhiễm của bệnh lậu bạn cần biết:

1. Bệnh lậu lây qua quan hệ âm đạo

Quan hệ qua âm đạo (quan hệ chính thức) – Đây chính là con đường lây nhiễm chính của song cầu khuẩn hình hạt cà phê. Vi khuẩn có thể tồn tại ở trong âm đạo của nữ hoặc đường niệu của nam, khi quan hệ lậu cầu sẽ lây cho đối phương qua dịch tiết, mủ của âm đạo hoặc dương vật.

Nhiều nam giới nói rằng: “Sao có thể thế được! Bạn gái tôi nói có bị sao đâu? Sao tôi lại bị lây bệnh?”

Trả lời: Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với viêm phụ khoa thông thường, vì đa số chị em phụ nữ đều bị viêm nhiễm phụ khoa, do đó sẽ chủ quan, không thăm khám và điều trị.

Câu hỏi: Tại sao em có đeo bao cao su khi quan hệ mà vẫn bị lây nhiễm bệnh lậu? Làm sao nó có thể lây qua con đường này được?

Trả lời:

  • Thứ nhất: Có thể do bao cao su không đảm bảo chất lượng, có thể bị thủng. Hiện nay có đến 80% bao cao su không đạt chất lượng, chính vì vậy vi khuẩn lậu vẫn có thể lây qua con đường này.
  • Thứ hai: Trong quá trình quan hệ, tay có thể tiếp xúc với dịch (mủ) từ âm đạo/ dương vật, sau đó động chạm lại hoặc dính vào mặt trong của bao cao su, chính vì vậy vi khuẩn lậu thừa khả năng lây qua con đường này.

Những người hay “bóc bánh trả tiền” – người mua dâm và người bán dâm là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh lậu và các bệnh xã hội khác. Ngoài ra, những người có đời sống tình dục thoáng, tình một đêm cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm.

2. Bệnh lậu lây qua đường miệng 

Quan hệ bằng miệng (Oral sex) là xu hướng quan hệ tình dục khá phổ biến hiện nay, nhiều người nghĩ rằng quan hệ bằng miệng sẽ không bị lây bệnh – đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Nếu nữ bị lậu ở họng thì sẽ lây bệnh qua bộ phận sinh dục của nam giới và ngược lại.

benh-lau-lay-qua-duong-nao-1
(Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm bệnh lậu)

Đàn ông đi mát sa (massage) sau đó được nhân viên nữ “giúp thư giãn” bằng miệng cho thì khả năng bị mắc bệnh lậu rất cao nếu nhân viên đó bị lậu ở họng.

Quan hệ bằng miệng ngoài bị lây bệnh lậu ra còn có thể bị mắc các bệnh xã hội khác như: bệnh giang mai, sùi mào gà…

3. Bệnh lậu lây qua đường quan hệ hậu môn

Quan hệ qua hậu môn đa số ở những cặp đôi đồng tính hoặc những cặp tình nhân, vợ chồng “muốn thử” cảm giác lạ. 

Việc quan hệ qua hậu môn nếu một trong 2 người mắc bệnh lậu hoặc ở bộ phận sinh dục, hoặc ở hậu môn – trực tràng thì có thể lây bệnh lậu cho đối phương.

Nếu bị nhiễm bệnh lậu ở hậu môn – trực tràng với các triệu chứng như: đau rát khi đi đại tiện, có dịch, mủ chảy ra từ hậu môn thì người bệnh cần tiến hành thăm khám & điều trị kịp thời.

4. Bệnh lậu lây qua đồ chơi tình dục (Sextoy)

Bệnh lậu lây qua con đường này khá phổ biến, nhất là với các cặp đồng tính nữ hoặc nhiều người dùng chung sextoy. Vi khuẩn lậu bám lên bề mặt của dụng cụ rồi truyền sang người khác.

5. Bệnh lậu lây từ mẹ sang con

Ngươi mẹ có thể lây bệnh cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh thường qua âm đạo, thường trẻ sơ sinh sẽ bị lậu mắt khi sinh ra, có thể dẫn đến mù lòa.

Lời khuyên: Nữ giới nên khám tổng quát trước khi mang thai, trong thai kỳ và khám sàng lọc trước khi sinh để đảm bảo không lây bệnh cho em bé khi được sinh ra.

6. Bệnh lậu lây qua đường máu

Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu và nhận máu của người mắc bệnh lậu sẽ đứng trước nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Tốt nhất, khi mắc phải bất cứ căn bệnh nào, bạn không được sử dụng chung bơm kim tiêm. Đồng thời, không được nhận máu của người khác nếu chưa xác định an toàn.

7. Bệnh lậu lây qua vật dụng, đồ dùng

Dùng chung quần áo của người bệnh, nhất là đồ lót sẽ khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Khi sử dụng chung đồ với người khác, các vi khuẩn lậu tồn tại trong quần áo sẽ nhanh chóng thông qua các vết thương hở, bám vào da, hoặc tiếp xúc với âm đạo và gây bệnh.

Ngoài ra, sử dụng chung các vật dụng khác như: Bồn tắm, nhà vệ sinh công cộng…với người bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm. Bởi vi khuẩn lậu có thể tồn tại ngoài môi trường trong khoảng 30 phút.

Trên đây là những thông tin về bệnh lậu lây qua đường nào, hi vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ về những con đường lây nhiễm của bệnh lậu để từ đó có thể phòng bệnh, giúp bác sĩ trong việc6 chẩn đoán, điều trị bệnh lậu đạt hiệu quả cao nhất.

tu-van-benh-lau-truc-tuyen
(Tư vấn bệnh lậu 24/7-Tận tình – Tận tâm – Nhanh chóng-Chính xác)

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp vui lòng liên hệ với tôi qua số máy: O911.333.115/ Call/ SMS/ Zalo


LichDaiPhu

 

Vui lòng like & chia sẻ nếu hữu ích!
follow subscribe0

BENHLAU.COM.VN

Related Posts