Bệnh lậu có chữa được không? Thuốc chữa bệnh lậu hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh lậu có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây. Trước khi vào vấn đề bệnh lậu có chữa được không, xin mời các bạn cùng điểm qua đôi nét chính về bệnh lậu để các bạn tiện nắm rõ về căn bệnh mình đang mắc phải.

1. Bệnh lậu là gì?

Định nghĩa: Ca bệnh lâm sàng: Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn sinh dục – tiết niệu, hậu môn, họng do lậu cầu (Neisseria gonorhoeae) là một song cầu Gram (-), chỉ có vật chủ là người. Bệnh thường lây trực tiếp khi quan hệ tình dục.

thoi-gian-u-benh-lau
(Song cầu khuẩn lậu)

2. Triệu chứng bệnh lậu

2.1 Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:

Thời gian ủ bệnh: Trong khoảng 3 – 5 ngày, có trường hợp sau 1 ngày, có trường hợp khoảng 2 tuần.
Biểu hiện bệnh lậu: Mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, đái buốt, có thể kèm theo đái dắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: đái dắt, đái khó kèm theo sốt, mệt mỏi.
Biến chứng: Viêm mào tinh hoàn thường bị một bên và biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt.

Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh. Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

2.2 Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:

Đặc điểm bệnh lậu ở phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh (trên 50% trường hợp) vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác.
Biểu hiện cấp tính: đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới.
Khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu. Mủ chảy ra từ ống cổ tử cung. Có thể thấy niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục.
Biến chứng: Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng trứng và viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm hậu môn, trực tràng.

3. Bệnh lậu có chữa được không?

Câu hỏi: Bệnh lậu có chữa được không?

Trả lời:

Bệnh lậu có thể chữa được khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng hay bất kỳ biến chứng nào nếu điều trị sớm, điều trị đúng thuốc, đúng phác đồ.

Trường hợp chữa muộn, bệnh lậu mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, vì cần điều trị đồng thời biến chứng của bệnh. Và có thể để lại di cbệnh lậu có chữa khỏi hẳn được khônghứng bệnh như hội chứng viêm niệu đạo.

4. Thuốc chữa bệnh lậu hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh lậu thông thường hiện nay là sử dụng thuốc ceftriaxone (Rocephin) do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc xảy ra với các loại thuốc khác. Ceftriaxone sử dụng kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline. Một số loại khuẩn lậu đã bắt đầu có biểu hiện kháng lại phương pháp điều trị này, khiến cho việc chữa bệnh lậu càng ngày càng khó khăn hơn.

Điều trị lậu không biến chứng

– Ceftriaxone (rocephin) 250 mg tiêm bắp liều duy nhất.

– Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.

– Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.

ceftriaxone 250 (1)
(Ceftriaxone 250mg – Thuốc sử dụng trong việc điều trị bệnh lậu)

Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.

– Doxycyclin 100 mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày

– Tetraxyclin 500 mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày

– Erythromycin 500 mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày

– Azithromycin (zithromax) 500 mg, uống 2 viên liều duy nhất

(Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thuốc chữa bệnh lậu bằng đông y mang lại hiệu quả rất cao tại đây!


LichDaiPhu

Vui lòng like & chia sẻ nếu hữu ích!
follow subscribe0

Related Posts