Nguyên nhân bệnh lậu có thể từ nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, nhiều người không biết tại sao bản thân lại mắc bệnh lậu. Chính vì vậy, xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lậu rất quan trọng đối với việc điều trị và phòng tránh bệnh lậu.
1. Nguyên nhân bệnh lậu
Bệnh lậu hay còn được gọi là lậu mủ, được hình thành do sự tấn công của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì mỗi năm có khoảng gần 80 triệu mắc bệnh lậu trong đó 8 triệu ca tử vong. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân bệnh lậu mà mình mắc phải.
Đa phần người mắc bệnh lậu thường bị động, khi có triệu chứng, đi thăm khám mới biết mình bị lậu khuẩn tấn công. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân gây bệnh lậu có thể kể đến như:
1.1 Mắc bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn
Nguyên nhân bệnh lậu chiếm đến 90% do quan hệ tình dục không an toàn.
Trong đó nam giới có khoảng 20 – 25% nguy cơ mắc bệnh lậu trong lần đầu tiên quan hệ, còn nữ giới 65 – 80% có nguy cơ mắc bệnh lậu khi lần đầu tiên quan hệ.
Những người thường có nguy cơ mắc bệnh lậu khi quan hệ không an toàn thường là những người có đời sống quan hệ tình dục phóng khoáng, gái mại dâm… Bệnh lậu có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn, chứ không riêng gì bộ phận sinh dục. Dịch tiết chứa vi khuẩn lậu có thể xâm nhập thông qua việc quan hệ tình dục.
1.2 Mắc bệnh lậu do dùng chung đồ dùng cá nhân
Vi khuẩn lậu tồn tại trong môi trường bên ngoài không quá vài phút, tuy nhiên trong khoảng thời gian này vẫn có khả năng lây bệnh. Ví dụ như: Mặc chung đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
Theo các chuyên gia thì rất ít trường hợp bị lây bệnh lậu thông qua nguyên nhân này, nhưng vẫn có khả năng, chính vì vậy nếu bạn không quan hệ tình dục mà vẫn bị mắc bệnh lậu thì cần xem xét kỹ lại việc sinh hoạt hàng ngày với người khác.
1.3 Mắc bệnh lậu do tiếp xúc vết thương hở
Bệnh lậu nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể phát triển ở khắp các cơ quan trên cơ thể. Vi khuẩn lậu sẽ có ở trong dịch nhầy và máu, do đó khi tiếp xúc qua vết thương hở mầm bệnh cũng có thể lây lan làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh lậu này lý giải những người có đời sống quan hệ tình dục lành mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh lậu. Chính vì thế các bác sĩ không nên tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh mà không có đồ bảo hộ như găng tay y tế.
1.4 Mắc bệnh lậu do lây từ mẹ sang con
Đây là nguyên mắc bệnh lậu nguy hiểm vì có thể để lại nhiều hệ lụy, biến chứng. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh lậu có thể lây qua cho con nhất là với những chị em sinh con qua đường âm đạo. Trẻ sơ sinh bị bệnh lậu sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, viêm kết mạc, viêm phổi…
Do đó cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe trong quá trình mang thai chị em nên khám tổng quát trước khi mang bầu. Bên cạnh đó trong quá trình mang thai nên quan hệ tình dục an toàn.
1.5 Mắc bệnh lậu do lây truyền qua đường máu
Nguyên nhân gây bệnh lậu này rất hiếm gặp chủ yếu là ở những người dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh lậu. Phổ biến nhất là ở những người tiêm trích ma túy.
Ngoài ra với những người tiếp xúc với dịch nhầy có máu chứa vi khuẩn lậu thì nguy cơ nhiễm bệnh lậu cũng rất cao.
2. Triệu chứng bệnh lậu điển hình
Sau khi quan hệ với người mắc bệnh từ một ngày đến 2 tuần, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lậu điển hình sau:
2.1 Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới:
Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường thấy đó là:
- Nam giới bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ có màu trắng đục (hoặc vàng) có mùi hôi khó chịu, cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Đa số trường hợp ở nam giới sẽ thấy chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm lúc ngủ dậy và khi tiểu tiện.
- Đau dọc theo niệu đạo mỗi khi tiểu tiện, ngứa ngáy ở niệu đạo.
- Phần quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật bị sưng tấy đỏ, cảm giác ngứa ngáy và đau rát.
- Vùng bìu, vùng bẹn, tinh hoàn cảm giác sưng đau, nổi hạch ở bẹn.
- Nam giới khi quan hệ tình dục, khi cương dương và khi xuất tinh đều có cảm giác đau, thậm chí xuất tinh ra máu nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh, thậm chí sốt và buồn nôn.
- Cảm giác đau rát hậu môn khi đi vệ sinh nếu có sự quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
- Nếu quan hệ tình dục bằng miệng thì ở vùng miệng và họng của nam giới có biểu hiện sưng, đau, ngứa rát, amydal mưng mủ.
2.2 Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới khó nhận biết, những dấu hiệu boan đầu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Phần lớn các trường hợp bệnh lậu ở nữ giới chuyển sang giai đoạn mãn tính ngay từ đầu, những triệu chứng của bệnh không rõ rệt. Hầu khỏi những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lậu thường chỉ thấy các triệu chứng sau:
- Ra nhiều khí hư có mùi hôi khó chịu
- Đi tiểu dắt, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu
- Viêm tấy đỏ vùng âm đạo – âm hộ
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy nhiều dịch mủ từ âm đạo có màu vàng hoặc vàng xanh gây mùi hôi khó chịu. Với trường hợp nặng, có khi người bệnh bị viêm cả hậu môn do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn.
- Nếu thăm khám sẽ thấy cổ tử cung sưng đỏ, có dấu hiệu của tổn thương.
- Các triệu chứng kèm theo: sốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.
Nếu các bạn thấy bản thân có các dấu hiệu trên, nguy cơ cao bạn đã mắc phải bệnh lậu.
3. Biến chứng của bệnh lậu
Việc xác định nguyên nhân bệnh lậu, bệnh lậu lây qua đường nào là rất quan trọng để giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao. Nếu không tìm được ra nguyên nhân gây bệnh lậu, điều trị không hiệu quả rất dễ dẫn đến bệnh lậu mãn tính, sẽ có những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Một số biến chứng của bệnh lậu có thể kể đến:
Biến chứng bệnh lậu ở nam giới:
Bệnh lậu ở nam giới có thể gây nên tình trạng chít hẹp niệu đạo gây bí tiểu, viêm nhiễm có thể lan rộng gây nên tình trạng viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh… nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Biến chứng bệnh lậu ở nữ giới:
Bệnh lậu ở nữ giới có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng chậu, vi khuẩn có thể xâm nhập ngược dòng gây tình trạng viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng, mang thai ngoài tử cung, nhiễm khuẩn đường huyết,…, gây vô sinh ở nữ.
Biến chứng bệnh lậu đối với trẻ sơ sinh:
Nếu như trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh lậu sẽ có nguy cơ bị viêm kết mạc mắt gây nên tình trạng mù lòa ở trẻ.
4. Cách điều trị bệnh lậu
4.1 Điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh:
Các thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu bao gồm:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
- Tetracyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Các thuốc ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Để điều trị hiệu quả nên làm kháng sinh đồ
Hiện nay lậu kháng thuốc đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh. Tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, khiến việc điều trị bệnh lậu ngày càng trở nên khó khăn.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo để xác định được loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao nhất với vi khuẩn lậu người bệnh nên tiến hành kháng sinh đồ. Bên cạnh đó CDC cũng khuyến cáo điều trị kép để tăng hiệu quả điều trị bệnh lậu.
4.2 Điều trị bệnh lậu bằng thuốc đông y:
Khi mắc bệnh lậu, các bạn còn có thêm một lựa chọn khác trong việc điều trị đó là: sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh lậu.
Với việc kháng kháng sinh của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn lậu nói riêng, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lậu gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài việc chữa tại các cơ sở y tế trên, bạn còn có thể chữa bệnh lậu tại nhà bằng thuốc đông y của chúng tôi.
Với nền Y học cổ truyền từ ngàn đời nay, cùng sự kế thừa và phát triển tinh hoa trong việc chữa bệnh. Chữa bệnh lậu bằng thuốc Đông y khỏi dứt điểm, không lo kháng thuốc.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn, rất tiện lợi cho việc sử dụng.
LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU CỤ THỂ NHƯ SAU:
- Đối với bệnh lậu cấp tính: Liều dùng từ 6 đến 9 ngày.
- Đối với bệnh lậu mạn tính: Liều dùng từ 9 ngày trở lên tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng tôi sẽ đưa ra liệu trình phù hợp.
Trước điều trị, chúng tôi luôn kết hợp xét nghiệm chuyên sâu nhằm phát hiện các bệnh kèm theo để điều trị toàn diện cho bệnh nhân.
Sau điều trị, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm tại Bệnh viện 103, Hà Đông, Hà Nội để đảm bảo rằng đã khỏi bệnh.
Với thuốc đông y đặc trị bệnh lậu của chúng tôi, xa thì chúng tôi sẽ gửi bưu điện nếu ở gần có thể đến tận nơi lấy thuốc, bệnh nhân sử dụng tại nhà, không cần nghỉ học, nghỉ làm để điều trị, rất tiện lợi cho bệnh nhân.
Trên đây là thông tin về bệnh lậu, triệu chứng bệnh lậu, cách điều trị bệnh lậu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với tôi theo số máy: 0911.333.115/ Call/ SMS/ Zalo/ Messenger. Tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
LICHDAIPHU
XEM THÊM: